Điểm mặt hung thủ gây ra bệnh trĩ

Lượt xem: 4535

Bệnh trĩ được tạo thành do quá trình dãn nở tĩnh mạch ở trĩ quá mức. Bất kì người nào cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Lối sống không lành mạnh, chế độ sinh hoạt không phù hợp làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Dưới đây phòng khám trĩ sẽ điểm mặt một số "hung thủ" giấu mặt, là tác nhân nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Hy vọng sẽ giúp được mọi người phòng tránh bệnh trĩ.

hung-thu-gay-gay-benh-triThói quen đọc báo khi đi đại tiện làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

1. Chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ, không lành mạnh.

Thường xuyên uống rượu, bia, dùng các chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Chế độ ăn uống ít chất sơ, nhiều gia vị cay nóng cũng là tác nhân gây bệnh, chúng làm tắc nghẽn xoang hậu môn, gây trĩ và chảy máu. Bên cạnh đó việc ăn quá nhiều chất béo, gây ra chứng khó tiêu, dễ dẫn tới táo bón, lâu dần vô tình hình thành bệnh trĩ.

Hạn chế uống rượu bia, ăn bổ xung nhiều chất sơ, ăn đủ lượng chất béo, giảm sử dụng các gia vị có tính chất kích thích, cay nóng là cách khắc phục hữu hiệu tác nhân này.

2. Ít vận động ngồi-đứng một chỗ quá lâu.

Theo thống kê từ một số nghiên cứu của các tổ chức uy tín về trực tràng hậu môn, việc ít vận động, ngồi quá lâu một chỗ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ lên tới 73%. Trong khi đó những người chịu khó vận động nguy cơ mắc bệnh trĩ giảm xuống còn 43%. Đây cũng chính là nguyên nhân chính làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở dân văn phòng, hoặc người phải đứng quá lâu để làm việc.

Vậy vì sao ít vận động lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ? Theo các tài liệu y khoa, ít vận động, phải ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch vùng trĩ, lâu dần tạo thành bũi trĩ.

Để khắc phục điều này, như đã nói ở một số bài viết trước về phòng bệnh trĩ, cách tốt là cứ khoảng 45 đến 60 phút nên đứng lên và vận động, đi lại trong khoảng 5-10 phút. Đối với người phải ngồi xổm, nên chú ý thay đổi tư thế, đứng lên sau nửa giờ

3. Uống quá ít nước

Uống nước không chỉ giúp phòng chống táo bón và bệnh trĩ mà phòng được nhiều bệnh khác, mang lại lợi ích cho sức khỏe. Uống quá ít nước dễ dẫn tới táo bón và trĩ. Không nên uống nhiều trà, điều này gây khó tiêu, không có lợi cho hệ tiêu hóa trong việc bài tiết chất thải.

4. Đầu óc căng thẳng, mệt mỏi.

Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường nhiều áp lực, làm việc quá sức, thường bị căng thẳng, mệt mỏi. Người phải đi đường dài nhiều ngày, nhiều lần hoặc thức đêm mà không nghỉ ngơi dễ bị tấn công bởi bệnh trĩ. Bạn nên chú ý cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, không để căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Việc này không chỉ phòng tránh bệnh trĩ mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh, có sức sống.

5. Thời gian đi đại tiện kéo dài

Nếu bạn có thói quen vừa đi vệ sinh vừa đọc báo, hoặc hút thuốc..., hãy từ bỏ ngay thói quen này. Thói quen này dễ làm rối loạn tiêu hóa, dẫn tới sự xuất hiện của búi trĩ. Việc vừa đi đại tiện, vừa đọc báo, hút thuốc... làm bạn bị phân tâm, tăng áp lực lên hậu môn. Thời gian hậu môn mở kéo dài thúc đẩy sự tích tụ chất thải, lâu ngày dẫn đến bệnh trĩ.

Sử dụng giấy vệ sinh, vệ sinh không sạch-đúng cách cũng là "hung thủ" tác nhân gây ra bệnh trĩ. Sử dụng giấy vệ sinh sau khi đi tiêu rất khó làm sạch hậu môn, không thể loại bỏ chất thải đọng lại trên các nếp gấp da trên đường hậu môn. Các chất bẩn, dư lượng trong phân bám vào hậu môn, là mảnh đất mầu mỡ cho các vi khuẩn hoạt động, gây ra ngứa ngáy, viêm ngứa hậu môn kéo theo sự hình thành của bệnh trĩ. Cách tốt là tắm ngay sau khi đi vệ sinh, hoặc vệ sinh sau khi đi đại tiện bằng nước sẽ hạn chế được tác nhân này.

Trên đây là một số tác nhân, "hung thủ" giấu mặt, vô tình tác động, hình thành bệnh trĩ. Nếu bạn còn thắc mắc, có thể liên hệ tới số để được giải đáp, tư vấn bệnh trĩ miễn phí. Chúc bạn đọc khỏe mạnh, tránh được bệnh trĩ.

Đánh giá: 
Điểm mặt hung thủ gây ra bệnh trĩ
Điểm trung bình:  7.4 /  10 (  84 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?