- Trang chủ /
- Bệnh hậu môn /
- Điều trị bệnh trĩ /
- Bệnh Trĩ Là Gì? - Nguyên Nhân Gây Bệnh Trĩ
Bệnh Trĩ Là Gì? - Nguyên Nhân Gây Bệnh Trĩ
-
Cập nhật lần cuối: 26-10-2017 15:05:23
-
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ hay còn gọi là lòi dom (dân gian). Bệnh trĩ được hình thành do dãn nở quá mức các mạch máu, tĩnh mạch ở trĩ. Bệnh trĩ khá phổ biến, tất cả mọi người từ trẻ nhỏ, nam nữ hay người lớn đều có nguy cơ mắc phải. Bệnh hay xảy ra ở người làm việc nhiều ở tư thế đứng hoặc tài xế, cảnh sát, chăn thú, khuân vác, nông dân, thợ may và vận động viên ở tuổi trung niên. Bệnh trĩ gồm có trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp ( bị cả trĩ nội và ngoại).
Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không được chữa trị kịp thời bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến công suất làm việc và sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ cả y học cổ truyền và y học hiện đại rất hữu hiệu. Bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa để khám và điều trị bệnh trĩ. Tỷ lệ mắc trĩ ở Việt Nam hiện nay lên tới 40-50%. Một nghiên cứu mới đây ở các tỉnh phía Bắc, có tới 65% dân số mắc trĩ.
Điều trị bệnh trĩ
Triệu trứng, dấu hiệu khi mắc phải bệnh trĩ.
Phổ biến nhất là đi ngoài ra máu (đại tiện), thường có màu đỏ tươi. Bệnh trĩ ít khi gây ra mất máu ồ ạt, nhưng nếu để lâu ngày có thể dẫn tới thiếu máu. Đến một lúc nào đó (thường không lâu), búi trĩ sẽ to lên, sa ra ngoài, lúc đầu hiện tượng sa ra ngoài (lòi dom) chỉ sảy ra nhiều nhất khi đi đại tiện, nhưng về sau sẽ sảy ra liên tục. Bệnh trĩ làm người mắc phải rất đau, nhất là khi di chuyển, ngồi. Vùng hậu môn bị sưng, phù nề, tách rộng ra hai bên sẽ thấy niêm mạc trĩ nội thuyên tắc nằm ở giữa. Màu của niêm mạc trong và ngoài khác nhau
Tình trạng trĩ nội, một thời thuyên tắc có thể tự khỏi. Sau vài ngày thì bệnh nhân bớt đau, bớt sưng và trĩ trở vào trong hậu môn. Sau cơn thuyên tắc, trĩ có thể bị xơ hóa, nhỏ lại và bớt chảy máu. Một vài trường hợp bị lở loét bó trĩ hoặc hoại tử từng vùng. Có khi hoại tử tạo ra áp-xe vùng hậu môn và vùng chậu
Nếu phát hiện các triệu chứng chảy máu, sa búi trĩ. Bạn nên đi khám ngay.
- Triệu chứng sớm nhất để phát hiện bệnh trĩ là chảy máu khi đi đại tiện. Nếu gặp phải triệu chứng này tốt, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa. Quá trình chảy máu này diễn ra chậm, sau tăng dần. Ban đầu, bạn chỉ tìm thấy máu dính một chút vào giấy vệ sinh, hoặc theo phân ra ngoài. Để lâu, mỗi lần đi đại tiện, máu chảy thành giọt.
- Sau khi xuất hiện triệu trứng đại tiện ra máu. Nếu không được phát hiện và điều trị, mỗi lần người bệnh đi đại tiện sẽ thấy ở hậu môn có búi trĩ lòi ra. Ở thể nhẹ búi trĩ có thể tự thụt vào. Lâu ngày búi trĩ xa hẳn ra ngoài, không tự thụt vào nữa, gây khó chịu, đau đớn.
Ngoài ra bệnh nhân trĩ có thể thấy ngứa ngáy quanh hậu môn. Cảm giác ướt át vùng hậu môn, do búi trĩ xa ra ngoài, tiết dịch gây nên.Thông thường bệnh trĩ ban đầu không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe hậu môn
Nguyên nhân bệnh trĩ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ như: chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít vận động, đặc biệt là ở dân văn phòng, các bệnh đường tiêu hóa gây ra.
- Táo bón lâu ngày không điều trị dứt điểm cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
- Do chèn ép, gây áp lực lên hậu môn.
- Yếu tố di truyền cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.
- Cơ thắt hậu môn bị thoái hóa, nhão, đặc biệt là ở người già.
- Do quá trình mang thai, sinh nở. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh.
Cách trị bệnh trĩ :
- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2-3 lần/ngày.
- Uống thuốc: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.
- Ăn nhiều rau củ quả. Uống nhiều nước
- Cuối cùng, lời khuyên tốt là bạn nên đến các trung tâm, phòng khám điều trị là tốt.
Cách phòng tránh bệnh trĩ:
- Không nên ngồi một chỗ kéo dài
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, việc ngồi một chỗ kéo dài, quá lâu, làm bệnh trĩ có nguy cơ gia tăng. Theo đó tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở người không vận động là 72,9%, ngược lại nếu chịu khó vận động thường xuyên, tỷ lệ này giảm xuống 43%. Để khắc phục được việc này, ban nên vận động sau khoảng 40-50 phút ngồi một chỗ. Nhất là nhân viên văn phòng cần chú ý việc này...
- Chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống tốt sẽ đảm bảo sức khỏe cho bạn. Với bệnh trĩ, để đề phòng nó, chế độ ăn uống sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh trĩ một cách triệt để. Bạn nên bổ xung chất xơ vào thực đơn ăn uống hằng ngày của bạn, bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích, đồ ăn cay nóng như ớt, tiêu... Các loại thực phẩm này gây tắc nghẽn, kích thích vùng hậu môn. Từ đó gây ra chứng táo bón, nguyên nhân chính dẫn tới bệnh trĩ.
- Uống bổ xung nước
Nếu bạn uống quá ít nước, điều này sẽ làm cho khả năng tiêu hóa của bạn kém đi, thức ăn khi vào cơ thể trở nên khó tiêu, gây ra táo bón. Để khắc phục việc này, bạn nên uống bổ xung nước hằng ngày. Uống nước với lượng đủ cho cơ thể, đem lại cho bạn một nền sức khỏe dồi dào. Khả năng phòng chống các bệnh khác cũng được nâng cao.
- Đại tiện quá lâu
Thói quen đọc báo, hút thuốc khi đi đại tiện làm rối loạn khả năng tiêu hóa của bạn. Một nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân trĩ đều thích đọc báo, hút thuốc khi đi đại tiện. Người bệnh hoàn toàn không biết việc độc báo, hút thuốc khi đi đại tiện làm người bệnh phân tâm, làm tăng áp lực hậu môn. Nếu thói quen này duy trì thường xuyên, nó làm tăng áp lực với các tĩnh mạch, từ đó hình thành nên các búi trĩ.
- Vệ sinh không đúng cách vùng hậu môn
Thông thường mọi người thường vê sinh sau khi đại tiện bằng giấy vệ sinh, việc này hoàn toàn không làm sạch được hậu môn, vẫn còn một lượng nhất định phân bám vào các nếp da xung quanh hậu môn. Lâu ngày, tạo điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn hoạt động, dẫn tới trĩ. Để hạn chế được việc này, bạn nên dùng nước để làm sạch sau khi đi đại tiện. Tốt nhất, nếu bạn có điều kiện, nên tắm ngay sau khi đi đại tiện.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Bệnh trĩ có tái phát không?
Bệnh trĩ tác động nhiều tới mọi mặt đời sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và gây ra vô vàn những phiền toái. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ trong Tây y và Đông yXem chi tiết
-
Cắt trĩ xong có được tắm luôn không?
Đối với những bệnh nhân khi được thực hiện phương pháp cắt trĩ thường phải kiêng hem cẩn thận để tránh những ảnh hưởng tới vết mổ. Tuy nhiên có một thắc mắc mà nhiều bệnh nhân đang gXem chi tiết
-
Nên chọn phương pháp nào chữa bệnh trĩ?
“Nên chọn phương pháp nào chữa bệnh trĩ?” là câu hỏi của một bạn gái trẻ gửi đến cho chúng tôi trong thời gian qua. Trong thời đại ngày nay, với gần một nửa dân số Việt Nam đang mắc trĩ, ph...Xem chi tiết
-
Làm thế nào để búi trĩ co lên được
Có lẽ, mong muốn “làm thế nào để búi trĩ co lên được” là mong muốn lớn nhất của những người đang bị “hạnh hạ” bởi bệnh trĩ. Búi trĩ sa xuống khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu, đau...Xem chi tiết
-
Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả
Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu như thế nào là nỗi lo lắng của rất nhiều mẹ đang mang thai hoặc đã sinh nở. Theo thống kê, cứ 10 phụ nữ mang bầu thì lại có khoảng 5 người mắc bệnh trĩ thai...Xem chi tiết
-
Sau sinh bị trĩ phải làm gì? có nên uống thuốc không?
Lo lắng bị bệnh trĩ sau sinh phải làm gì? Có nên uống thuốc khi bị bệnh trĩ không? Là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều chị em, đặc biệt là những chị em đang mang bầu, chị em chuẩn bị...Xem chi tiết