Có nên đi cắt trĩ không?

Lượt xem: 48967

Tâm lý thường thấy ở những bệnh nhân bị bệnh trĩ là xấu hổ và ngại đi khám dẫn đến nhiều trường hợp trĩ nặng nề và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bệnh trĩ chỉ có thể điều trị triệt để bằng việc cắt trĩ, tuy nhiên không phải cứ bị bệnh trĩ là phải cắt trĩ.

Có nên đi cắt trĩ không?

Bệnh trĩ có số lượng tăng đáng kể trong những năm gần đây, theo thống kê tại riêng Hà Nội có đến 55% số lượng bệnh nhân đi khám bệnh vùng hậu môn trực tràng là bị mắc trĩ. Tuổi mắc trĩ có xu hướng giảm dần, nhưng những người tuổi tác càng cao (trên 40 tuổi) thì vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất.

Trĩ phân ra thành 3 loại lớn

Căn nguyên hình thành trĩ là do thói quen sinh hoạt không tốt, ăn uống thiếu khoa học nên trĩ mới dễ dàng hình thành.

- Do ăn nhiều đồ nóng, thực phẩm có chứa những gia vị cay như hạt tiêu, ớt ăn ít rau và hoa quả, uống ít nước, uống nhiều bia, rượu...

- Do công việc ngồi lâu một chỗ, đứng lâu ít vận động, những công việc phải khuân vác nặng đều có nguy cơ cao mắc trĩ.

- Do táo bón, kiết lỵ thường xuyên.

- Do thói quen đi cầu quá lâu và vệ sinh không sạch sẽ.

- Mang thai và tuổi cao cũng chính là nguyên nhân của bệnh trĩ.

Búi trĩ xuất hiện ở vùng cuối trực tràng, hậu môn, trên hoặc dưới đường lược và viền hậu môn. Những búi trĩ mới đầu rất nhỏ chỉ bằng hạt đỗ, mềm và không đau. Đó là những đám rối tĩnh mạch, hình thành do tĩnh mạch vùng hậu môn bị chịu những áp lực lớn gây sức ép nên căng phồng quá mức.

Vị trí của búi trĩ là cách giúp phân loại được 3 loại trĩ: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp:

- Bệnh trĩ nội: Đó là những búi trĩ phía trên đường lược, trong ống hậu môn nên ban đầu trĩ nội độ 1 chưa sa ra ngoài. Trĩ nội độ 2 búi trĩ chỉ sa ra ngoài những lúc đại tiện. Trĩ nội độ 3, độ 4 được coi là mức độ trĩ nặng nên búi trĩ có kích thước lớn sa hẳn xuống phía ngoài.

- Bệnh trĩ ngoại: Hình thành ở phía dưới đường lược, đoạn cuối trực tràng và cả viền hậu môn. Trĩ ngoại có thể quan sát và sờ thấy ngay từ khi mới xuất hiện. Trĩ ngoại gồm trĩ hình thành do tắc mạch, do tĩnh mạch phình gập, do viêm, do tổ chức kết đế.

- Bệnh trĩ hỗn hợp: bao gồm cả hai loại trĩ nội và trĩ ngoại.

Bị bệnh trĩ sẽ nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách

Rất nhiều người đã bị trĩ đến trên cả chục năm, suốt thời gian đó trĩ hành hạ và làm ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và cuộc sống. Các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết bệnh trĩ là bệnh vùng hậu môn nhưng không phải bệnh lý nguy hiểm. Điều trị bệnh trĩ hiện nay rất đơn giản kể cả trĩ trong tình trạng nặng, tuy nhiên việc điều trị không đúng cách sẽ gây ra những biến chứng khó lường.

- Tắc mạch: cơ vòng hậu môn sẽ bị tắc làm giảm sự lưu thông máu trong tĩnh mạch, trong khi đó máu vẫn không ngừng được cung cấp vào tĩnh mạch chính bởi vậy búi trĩ càng cứng, đau và sa ra nhiều hơn.

- Nghẹt búi trĩ: búi trĩ lớn, sa xuống nhiều sẽ gây ra hiện tượng nghẹt búi trĩ rất dễ dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng máu.

- Thiếu và mất máu: Máu chảy càng nhiều, không chỉ mỗi lần đại tiện mới thấy mà cả những lúc ngồi bình thường. Người bệnh sẽ mệt mỏi, cơ thể suy yếu và ảnh hưởng đến tính mạng.

- Hình thành áp xe hậu môn, nứt rách hậu môn: hậu môn sưng đau và hình thành những bọc mủ là hiện tượng thường gặp khi có xuất hiện nhiễm trùng. Hậu môn cũng rất dễ bị rách và nứt.

Cắt trĩ là phương pháp hiệu quả nhất khi trĩ đã nặng

Ngay khi có hiện tượng chảy máu, hậu môn sưng tấy, xuất hiện búi trĩ thì bạn cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám. Điều trị bệnh trĩ cần xác định đúng loại trĩ, tình trạng bệnh trĩ thì mới có thể có những phương pháp phù hợp.

- Điều trị nội khoa (dùng thuốc) áp dụng với trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2, trĩ ngoại giai đoạn nhẹ.

- Điều trị bằng thủ thuật: chích xơ, thắt dây thun, quang đông bằng nhiệt.

- Điều trị ngoại khoa: cắt trĩ với Kỹ thuật HCPT và PPH.

Có rất nhiều bệnh nhân thắc mắc khi nào cần cắt trĩ, các bác sĩ cho biết không phải cứ mắc trĩ là cần phải tiến hành cắt trĩ. Chỉ khi mức độ trĩ đã nặng, thực hiện điều trị bằng thuốc ( Tây y hay Đông y) nhưng không thuyên giảm thì mới cần cắt.

Nhất thiết phải đi cắt trĩ thì bệnh trĩ mới có thể khỏi hoàn toàn được, trĩ một khi đã sa xuống nhiều thì phải cắt bỏ, phương pháp hiện nay được sử dụng nhiều nhất đó là Kỹ thuật HCPT và PPH.

Kỹ Thuật mới HCPT và PPH là phương pháp “nhiệt nội sinh”, nhiệt độ ngay tại điểm đốt là 280 độ C (tương đương với máy đốt thông thường) nhưng ưu điểm là không làm lây lan ra những vùng bên cạnh, vì thế không làm bỏng, không chảy máu đặc biệt thời gian thực hiện chỉ từ 15-20 phút, phục hồi nhanh chóng.

Tất cả các bệnh : trị nội, ngoại, hỗn hợp, trĩ nội tắc mạch, trĩ kèm nứt hậu môn hay có mảnh da thừa, rò hậu môn…đều có thể thực hiện bằng kỹ thuật HCPT và PPH.

Bạn có thể gửi những thắc mắc về vấn đề Có nên đi cắt trĩ không ? đến các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Hoặc bạn có thể gọi điện thoại cho chúng tôi theo số hotline: 0386.977.199 để được các chuyên gia Hưng Thịnh tư vấn và giúp đỡ.

Đánh giá: 
Có nên đi cắt trĩ không?
Điểm trung bình:  8.5 /  10 (  117 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?