Những điều nên biết về bệnh trĩ

Lượt xem: 6526

Dân gian ta gọi bệnh trĩ là bệnh lòi dom bởi tính chất của bệnh là chảy máu và sa trĩ, những búi trĩ lớn nhỏ sa ra ngoài hậu môn gây ảnh hưởng tới các hoạt động sống, công việc của mỗi người.

Những điều nên biết về bệnh trĩ

Rất nhiều bệnh nhân than thở và gửi những dòng tâm sự tới các bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh, tất cả đều mang trong lòng nỗi niềm khó nói, mặc cảm, tự ti. Bệnh trĩ thường gặp nhiều ở nam giới, với chị em phụ nữ mắc bệnh trĩ thì tâm lý lại càng xấu hổ và e ngại hơn nhiều.

Tổng Hợp những điều nên biết về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là bệnh có liên quan tới những đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng, các tĩnh mạch bị căng giãn quá mức mà tạo thành búi trĩ.

Theo Đông y thì bệnh trĩ hình thành là do Tạng Phế và Đại trường. Hai bộ phận này thông nhau, hậu môn là thuộc Đại trường. Khi Tạng phế mạnh thì khí đầy đủ, khi Tạng phế hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm đoạn cuối trực tràng bị lòi ra (sa búi trĩ). Đại trường nóng thì búi trĩ cũng sẽ bị lòi ra bên ngoài.

Trĩ được chia ra làm 3 loại trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp:

- Trĩ nội: gồm những búi trĩ nằm phía trên đường lược trong ống hậu môn và chỉ thấy khi soi hậu môn.

- Trĩ ngoại: gồm những búi trĩ năm ở viền hậu môn, dưới đường lược. Có thể sờ và quan sát được.

- Trĩ hỗn hợp: Là bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Bệnh trĩ không phải bệnh nguy hiểm

Đúng vậy, bệnh trĩ không đe dọa tới tính mạng, có những bệnh nhân chịu đựng trĩ suốt cả chục năm. Đa phần trĩ nhẹ thì không nguy hiểm nhưng trĩ ở cấp độ nặng thì bệnh nhân sẽ chịu cả những cơn đau và nhiều biến chứng khó lường:

- Tắc nghẹt búi trĩ.

- Thiếu máu do máu chảy quá nhiều.

- Nhiễm trùng máu và apxe hậu môn.

- Hình thành những huyết khối cứng và đau đớn.

50% phụ nữ mang thai và sau sinh bị bệnh trĩ

Quá trình mang thai, thai phụ phải chịu đựng những sức ép và áp lực xuống ổ bụng, thành hậu môn, nên các búi trĩ bị sa ra nhiều. Khi thai phụ bị trĩ, các búi trĩ sẽ xuất hiện rõ rệt ở giai đoạn thứ hai của thai kỳ. Chị em cần phải cải thiện chế độ ăn uống, lối sống để hạn chế những diễn biến nặng hơn của bệnh.

Dù bị trĩ nặng chị em cũng phải đợi đến khi bé chào đời mới nên đi điều trị để tránh những ảnh hưởng không tốt tới bé. Chị em có thể tham khảo các bài thuốc dân gian trong điều trị bệnh trĩ, các bài thuốc đều bắt nguồn từ những thảo dược thiên nhiên nên rất lành tính, tốt cho thai phụ.

Điều trị bệnh trĩ đơn giản

Bệnh trĩ xuất hiện từ rất lâu đời, ở Việt Nam bệnh trĩ là bệnh phổ biến chiếm tới 25- 45% dân số. Bệnh trĩ tùy theo từng loại và từng mức độ mà có những phương pháp điều trị thích hợp.

- Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc: Đối với trĩ nhẹ có thể dùng thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn, thuốc uống.

- Điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật: Chỉ áp dụng khi bệnh nhân bị trĩ nội, bao gồm: thắt dây thun, chích xơ, quang đông hồng ngoại.

- Điều trị bệnh trĩ nhờ tiểu phẫu cắt trĩ bằng Kỹ thuật HCPT và PPH hiệu quả tuyệt đối: Đây là phương pháp cắt trĩ ưu việt nhất hiện đang được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cam kết cắt trĩ bằng kỹ thuật HCPT và PPH là thủ thuật nhanh chóng- an toàn- chính xác.

Bệnh trĩ cũng dễ tái phát sau điều trị

Sau khi điều trị bệnh trĩ dù là trĩ nhẹ hay trĩ nặng, điều trị nội khoa hay ngoại khoa thì bệnh trĩ vẫn dễ dàng tái phát nếu như người bệnh không có những biện pháp phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả. Sau đây là những lưu ý bạn nên biết:

- Kiêng ăn đồ cay nóng, các thực phẩm có tính nhiệt.

- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau để tăng cường chất xơ, ăn các rau quả nhuận tràng.

- Không đứng ngồi quá lâu.

- Tập vệ sinh theo thói quen.

- Giữ cho tinh thần thoải mái, giải tỏa mọi ưu lo, phiền muộn.

- Hãy tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng, ngoài ra bạn có thể tập các bài tập cho tăng cường tiêu hóa, có thắt hậu môn.

Bệnh trĩ sẽ không còn ảnh hưởng tới miếng ăn giấc ngủ của bạn nếu được điều trị đúng cách. Hãy gọi điện tới đường dây nóng: 0386.977.199 các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn về vấn đề những điều nên biết về bệnh trĩ.

Đánh giá: 
Những điều nên biết về bệnh trĩ
Điểm trung bình:  7.5 /  10 (  61 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?