Các vấn đề về bệnh trĩ bà bầu nên biết

Lượt xem: 91029

Chị em phụ nữ trong quá trình mang thai sẽ được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, có cả những niềm vui, niềm hạnh phúc và những lo lắng, hồi hộp. Trong quá trình dài suốt chín tháng này, chị em luôn phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe, trong đó có bệnh trĩ, tuy không gây nguy hiểm nhưng nó lại là nỗi sợ hãi lớn cho nhiều bà mẹ, điều trị không kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Các vấn đề về bệnh trĩ bà bầu nên biết

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ không phải là một bệnh hiếm gặp, theo nghiên cứu thì 25-45% dân số nước ta bị bệnh trĩ, đây là căn bệnh phổ biến ở vùng hậu môn trực tràng. Đa phần bệnh nhân đi khám hậu môn trực tràng đều gặp những rắc rối về bệnh trĩ. Trĩ nội thì thường là đã chuyển sang độ 3, độ 4, trĩ ngoại sa xuống nhiều kèm theo chảy máu nặng nề thì người bệnh mới đi khám.

Những đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn bị căng phình quá mức bởi chịu những áp lực lớn thường xuyên nên hình thành các búi trĩ. Trĩ nằm ở trên đường lược, ngoài đường lược hoặc ở nếp gấp hậu môn, trĩ càng lớn thì càng có chiều hướng sa ra ngoài, đến mức độ nặng, trĩ sẽ không thể đưa được vào trong.

Nhiều chị em có tâm lý lo lắng và sợ hãi khi bị bệnh trĩ lúc mang thai, những thắc mắc thường xuyên được gửi về hòm thư phòng khám đa khoa Hưng Thịnh:

Một bạn tại địa chỉ mail Maiphuongt***@gmail.com có chia sẻ: “Em đang mang thai tháng thứ 26, nhưng em thường xuyên đi đại tiện khó khăn, mặc dù em đã cố uống nhiều nước và ăn nhiều rau quả nhưng phải ngồi rất lâu em mới có thể đi được. Sờ xuống hậu môn em nhận ra có cục thị lòi hẳn tới 1cm ra bên ngoài, sờ không đau, ấn vào thì mềm mềm. Qua tìm hiểu em biết mình đã bị mắc bệnh trĩ, em không biết phải làm gì, mới có 26 tuần đã như thế, không biết đến khi sắp sinh thì búi trĩ sẽ to và sa đến mức nào nữa. Xin bác sĩ cho em biết em nên làm gì?”.

Bạn Hathuthao124***@gmail.com có chia sẻ tương tự: “Em không biết tại sao từ khi em mang thai thì hình như quá trình tiêu hóa của em có chút trục trặc, ban đầu là đại tiện khó khăn, nóng trong người rồi đến giờ là hậu môn ngứa và sưng. Khi đại tiện em rặn mạnh thì có thấy trĩ lòi hẳn ra, sau đó thì lại thu vào. Bác sĩ có thể cho em biết em cần chữa bệnh trĩ thế nào? cần dùng thuốc không? liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không? hiện tại em bé nhà em được 32 tuần tuổi rồi ạ. Em cảm ơn bác sĩ!”

Những tâm sự trên đều là những tâm sự chung của nhiều bà mẹ trẻ khi mang thai lần đầu bị bệnh trĩ. Trên thực tế thì có đến 50% phụ nữ mang thai đều gặp tình trạng này, chỉ là do cơ địa, do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và phòng ngừa khác nhau nên mức độ trĩ cũng khác nhau. Kích thước trĩ tỷ lệ thuận với sự phát triển của thai nhi. Bệnh trĩ ở những chị em mang thai cũng dễ bị tái phát nếu không ngăn ngừa và điều trị triệt để.

Những lý do bệnh trĩ tấn công chị em khi mang thai

Thứ nhất, tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị chèn ép bởi kích thước thai nhi lớn. Áp lực nên các mô và cơ quan nội tạng tăng cao, máu từ tĩnh mạch cung cấp cho xương chậu bị chậm lại, tích tụ và căng phình tạo nên búi trĩ.

Thứ hai, lượng máu trong cơ thể người mẹ tăng lên để có thể cung cấp đủ lượng oxi cho thai nhi. Do đó khi vận chuyển khối lượng lớn máu này, các van và thành mạch ở vùng hậu môn trực tràng sẽ hoạt động mạnh hơn để bơm máu trở lại tim, phổi nên tĩnh mạch sẽ bị căng phình.

Thứ ba, phụ nữ mang thai có gia tăng nồng độ hormone progesterone, làm cho áp lực lên các thành tĩnh mạch vùng cuối trực tràng suy yếu, bị sưng, giãn ra tạo nên búi trĩ.

Thứ tư, táo bón hay những áp lực, căng thẳng, mệt mỏi…cùng đều là nhân tố ảnh hưởng gây ra trĩ khi mang thai.

Nhận biết những dấu hiệu bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ ở người mang thai cũng có những dấu hiệu của bệnh trĩ thường gặp đó là chảy máu và sa trĩ.

- Máu bắt đầu chảy ngày từ khi có búi trĩ xuất hiện nhưng máu chảy kín đáo, chỉ nhìn được trên giấy vệ sinh. Chị em sẽ có cảm giác có vật hơi cứng, vướng ở trong ống hậu môn. Khi trĩ lớn, sa ra ngoài máu chảy rõ rệt, nhìn thấy máu chảy thành giọt, đôi khi chảy quá nhiều làm bệnh nhân bị thiếu máu. Chảy máu vùng hậu môn rất nguy hiểm, không chỉ gây viêm nhiễm, bội nhiễm mà có thể đó còn là căn nguyên từ bệnh khác. Chị em cần đi khám để có hướng xử trí phù hợp.

- Sa trĩ khi trĩ nhỏ, trĩ sa ra mỗi lần đi đại tiện rồi tự thu vào trong, tuy nhiên trĩ nặng lại gây phiền hà lớn, trĩ bị sa nhiều kể cả chỉ là những vận động bình thường. Người bệnh không thể ngồi bình thường và cần phải kiêng cữ nhiều trong giai đoạn này.

Trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp đều có những dấu hiệu cơ bản trên, ngoài ra một số phụ nữ mang bầu thường bị đau và ngứa hậu môn, đau nhói quanh búi trĩ cả khi quan hệ tình dục.

Với những chị em mang thai mà bị giãn tĩnh mạch âm hộ, thừa cân, ít vận động luôn có nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Cách điều trị bệnh trĩ tốt khi mang thai

- Không ngồi quá nhiều hoặc đứng lâu trong thời gian dài. Cố gắng di chuyển hoặc vận động nhẹ nhàng vài phút nếu bạn có công việc phải ngồi lâu. Thư giãn, nằm nghiêng về bên trái nếu như bạn thấy thoải mái, cách này cũng giúp máu bớt ứ đọng ở vùng hậu môn.

- Bổ xung các thực phẩm nhuận tràng, hoa quả, nhiều chất xơ, uống nhiều nước.

- Ngâm mình trong nước ấm rất tốt cho chị em có thai. Giúp tuần hoàn máu và thư giãn.

- Chườm đá lạnh tại vùng hậu môn để tình trạng sưng tấy giảm bớt.

- Khi bị trĩ có thể do lo sợ sờ vào búi trĩ đau hay càng sưng hơn nên chị em đã không có những vệ sinh hợp lý nên càng gây viêm nhiễm. Hãy vệ sinh bằng nước sạch mỗi khi đi đại tiện, dùng giấy mềm để lau hậu môn.

- Tập bài tập kegel, bài tập làm cho máu lưu thông dễ dàng, vừa giúp thu hẹp âm đạo sau sinh.

- Các thảo dược tự nhiên đều có công dụng chữa bệnh trĩ hiệu quả: diếp cá để uống nước, xông và đắp hậu môn hay dùng vỏ củ ấu tán mịn trộn với dầu vừng để đắp hậu môn....

Khuyến cáo của các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho những bà mẹ mang thai là không bao giờ được tự dùng thuốc để dùng khi bị trĩ, cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị nhất là đối với trĩ nặng. Dùng thuốc bừa bãi có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe thai nhi.

Trên đây là chia sẻ của các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về Các vấn đề về bệnh trĩ bà bầu nên biết. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về vấn đề trên hãy liên hệ số điện thoại để được các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tư vấn miễn phí.

Đánh giá: 
Các vấn đề về bệnh trĩ bà bầu nên biết
Điểm trung bình:  7.5 /  10 (  79 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?