Cẩn trọng với chứng táo bón kinh niên

Lượt xem: 10312

Cẩn trọng với chứng táo bón kinh niên là lời khuyên của các chuyên gia tại phòng khám trĩ Hưng Thịnh mong muốn gửi tới bạn, với mong muốn mang tới những thông tin cần thiết nhất tới trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân.

Táo bón kinh niên nỗi ám ảnh của nhiều người

Các mối nguy hiểm do táo bón kinh niên

Táo bón là một dạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở rất nhiều bệnh nhân. Ở mức độ nhẹ, biểu hiện thường thấy của người bệnh là đại tiện khó, phân hơi cứng. Mức độ nặng hơn thường là phân rất cứng, mỗi khi đi đại tiện thường phải cố sức rặn mới có thể đẩy được khối phân ra ngoài. Kể cả đã đi đại tiện, bệnh nhân vẫn có cảm giác như vẫn còn sót phân ở bên trong hậu môn.

Bị táo bón là một vấn đề tế nhị của rất nhiều bệnh nhân. Mặc dù không phải là bệnh khó chữa, nhưng hầu hết bệnh nhân đều tỏ ra vô cùng thờ ơ với những bất thường của cơ thể và dẫn tới bệnh kéo dài với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Sở dĩ các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho rằng bạn nên cẩn trọng với chứng táo bón kinh niên bởi những lý do như sau:

Táo bón là nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ

Phân quá cứng khiến nhiều bệnh nhân khi đi đại tiện thường phải cố sức rặn để đẩy khối phân ra khỏi hậu môn. Từ đó, áp lực tại hậu môn liên tục tăng cao. Đám rối tĩnh mạch tại hậu môn chịu áp lực lớn đã khiến cho chúng căng dãn và hình thành búi trĩ. Liên tục một quá trình dài như vậy, sẽ khiến cho các búi trĩ ngày càng tăng dần diện tích. Đi đại tiện ra máu, sự cọ sát của các khối phân cứng với các búi trĩ còn khiến niêm mạc của búi trĩ bị tổn thương, chảy máu và gây đau đớn cho bệnh nhân.

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia: Có tới 80% bệnh nhân bị táo bón được xác định là do táo bón mãn tính kéo dài. Chính vì vậy, tránh xa táo bón là cách để bạn phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả.

Táo bón gây nhiễm độc cơ thể

Táo bón khiến bệnh nhân khiến nhiều bệnh nhân luôn ở trong tình trạng ngại đại tiện, cộng với các khối phân cứng tồn tại trong hậu môn với thời gian dài khiến cho vi khuẩn và các chất độc hại chứa trong phân tích tụ, phát triển và gây nhiễm độc.

Tình trạng này kéo dài sẽ gây nhiễm độc máu và gây kích thích hệ thần kinh trung ương. Từ đó dẫn tới: chán ăn, cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức khỏe, tâm lý thất thường…

Đặc biệt: táo bón kéo dài còn khiến da của bệnh nhân trở nên thô ráp, mụn nhọt và rất dễ nổi mề đay. Đây được coi là biểu hiện bên ngoài của hiện tượng nhiễm độc cơ thể do táo bón.

Táo bón là nguyên nhân gây ung thư tại hậu môn, trực tràng

Sự tích tụ của phân trong hậu môn và trực tràng là nguyên nhân khiến vi khuẩn và chất độc hại tích tụ trong cơ thể của bệnh nhân. Trong khi đó, bản thân những chất độc hại này có chứa nhiều chất gây ung thư. Theo một nghiên cứu của các chuyên gia: Những bệnh nhân thường xuyên bị táo bón kéo dài có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng cao gấp 2,5 lần so với những người bình thường khác.

Táo bón gây bệnh viêm hậu môn và rò hậu môn

Sự tác động của các khối phân cứng khi đi qua hậu môn sẽ gây tổn thương tới niêm mạc của hậu môn. Tổn thương này tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát triển và gây bệnh tại hậu môn như viêm hậu môn, rò hậu môn

Tắc ruột

Táo bón kéo dài khiến phân tích tụ trong ruột lâu mà không thể đào thải ra ngoài sẽ gây ra tình trạng tắc ruột.

Biểu hiện thường thấy của người bị tắc ruột là bụng đau quặn từng cơn, thậm chí một số người còn bị giãn ruột, xuất huyết ruột.

Tắc ruột do táo bón kéo dài sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, sức khỏe suy giảm, thậm chí nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tử vong rất nguy hiểm.

Trên đây là tư vấn của các chuyên gia tại phòng khám trĩ Hưng Thịnh về vấn đề: Cẩn trọng với chứng táo bón kinh niên. Hi vọng sau bài viết trên bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về bệnh táo bón cũng như giải pháp để khắc phục chứng bệnh này. Hãy nói chuyện nhiều hơn với chúng tôi để được cung cấp thêm những thông tin bổ ích thông qua hệ thống tổng đài: 0386.977.199 để được tư vấn bởi các chuyên gia.

Đánh giá: 
Cẩn trọng với chứng táo bón kinh niên
Điểm trung bình:  8.3 /  10 (  91 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?