Bệnh trĩ khi mang thai và cách phòng tránh

Lượt xem: 8648

Theo nghiên cứu có đến 20-50% phụ nữ dễ mắc phải bệnh trĩ khi mang thai ở những mức độ khác nhau. Nguyên nhân cơ bản là do việc giãn tĩnh mạch trực tràng lúc mang thai gây nên bệnh trĩ khi mang thai.

Bệnh trĩ khi mang thai và cách phòng tránh

Tại sao dễ mắc bệnh trĩ khi mang thai?

Khi thai nhi bắt đầu hình thành và lớn lên sẽ gây áp lực trọng lượng trong cơ thể mẹ bầu. Không gian bị hạn chế dẫn đến lượng máu lưu thông ra vào tĩnh mạch không đều để cung cấp cho vùng xương chậu.

Điều này khiến máu di chuyện chậm lại dẫn đến tích tụ gây dồn nén. Các tĩnh mạch bị dồn ép phình to hết cỡ khiến chức năng bị ảnh hưởng.

Trong khi mang thai, nội tiết tố gây nên sự giãn lỏng các mô trong đó bao gồm các thành tĩnh mạch. Có nghĩa là nó sẽ không chắc khoẻ như bình thường mà các thành tĩnh mạch có xu hướng mở rộng và bị giãn rộng.

Mang bầu khiến một số yếu tố tổng lưu lượng máu, lượng oxi dồi dào, chất dinh dưỡng đều tăng, có thể tăng hơn 40% so với bình thường. Tất cả những yếu tố này được thêm vào cơ thể người mẹ bằng hệ thống tĩnh mạch và động mạch như cũ, tức là mọi hoạt động trong cơ thể người mẹ sẽ tăng và hoạt động có thể gấp đôi ngày thường gây nên những dồn nén nhất định trong cơ thể.

Những dốn ép quá lớn và thay đổi của các cơ quan trong cơ thế nhất là giãn tĩnh mạch khiến phụ nữ mang thai dễ mắc phải bệnh trĩ, hoặc tiền sử đã mắc trĩ thì tình trạng trĩ sẽ tiến triển nhanh gấp đôi bình thường. Thực sự đây là mỗi đe doạ lớn đối với mẹ bầu khi mang thai.

Điều trị bệnh trĩ khi mang thai:

- Chữa táo bón: nên thực hiện chế độ ăn uống phù hợp để hệ tiêu hoá ổn định không gây táo bón. Tránh đại tràng cứng, khô gây có khăn khi đi vệ sinh và góp phần phòng tránh bệnh trĩ.

- Uống nhiều nước, nước giúp thanh lọc cơ thể, giúp dễ tiêu, giảm táo bón, đại tiễn dễ dàng.

- Mẹ bầu nên uống các loại nước ép trái cây, các loại trà thảo mộc và các chất lỏng dễ hấp thụ dinh dưỡng và dễ tiêu góp phần tăng cường sức khoẻ cho người mẹ và hạn chế táo bón.

- Khi mang thai không nên ngồi xổm khi đi vệ sinh trong thời gian dài. Nên đặt chân của bạn lên chiếc ghế khi đi vệ sinh, điều này giúp giảm tối thiểu áp lực lên khung chậu.

- Không nên ép đi đại tiện khi cảm thấy không cần thiết, giảm bớt căng thẳng khi đi vệ sinh để giảm thiểu tình trạng hậu môn bị dồn ép.

- Đảm bảo chế độ ăn uống, nên bổ sung nhiều chất xơ, thức ăn thô, trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám…có thể giúp tạo hình cho phân và dễ thải ra ngoài hơn.

- Loại trừ các loại thịt màu đỏ, bánh mì trắng, thực phẩm chiên xào chế biến kỹ. Các loại chất xơ hoạt động giống như bộ lọc ruột và giúp tránh tình trạng thức ăn trì trệ trong thành ruột.

Cách phòng tránh bệnh trĩ khi mang thai:

- Luôn giữ vùng hậu môn sạch sẽ, tránh vi khuẩn xâm nhập.

- Tránh táo bón gây vệ sinh khó.

- Không bê, vác các vật nặng cũng như làm việc nặng điều này dễ làm tăng áp lực lên ổ bụng và vùng chậu.

- Tư thế nằm ngủ nên nghiêng hẳn về một phía mà không phải năm hơi nghiêng hoặc năm ngửa, nằm sấp. Nghiêng sang trái là vị trí tốt để giảm bớt ứ máu vùng hậu môn.

- Chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho sức khoẻ mẹ bầu.

- Tập thể dục thường xuyên và bài tập đơn giản không lao lực chẳng hạn như đi bộ giúp lưu thông máu và cải thiện tiêu hoá.

- Tránh tăng cân, tăng cân ở mức phù hợp thài kì là 10-12kg là vừa đủ, tăng quá mức dễ dẫn đến hàng loạt các biến chứng trong khi mang bầu.

- Tránh đi, đứng hoặc ngồi quá lâu gây tụ máu vùng hậu môn gây trĩ hoặc làm tăng áp lực khiến trĩ nặng hơn.

Trên đây là một số vấn đề về bệnh trĩ ở mẹ bầu và một sô cách phòng tránh. Nếu bạn đang mang thai nhưng lại gặp những triệu chững về trĩ và có triệu chứng nặng thêm. Bạn nên chủ động đi khám và có phương pháp hỗ trợ điều trị kịp thời. Không nên để bệnh trĩ phát triển gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn và thai nhi.

Nếu bạn cần tư vấn và có những phương pháp điều trị bệnh trĩ khi mang thai, bạn có thể đến trực tiếp phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, địa chỉ Số 380 Xã Đàn, Đống Đa, HN hoặc gọi 0386.977.199 để được tư vấn.

Đánh giá: 
Bệnh trĩ khi mang thai và cách phòng tránh
Điểm trung bình:  7.3 /  10 (  28 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?