- Trang chủ /
- Bệnh hậu môn /
- Điều trị bệnh trĩ /
- Bệnh trĩ có gây ung thư không?
Bệnh trĩ có gây ung thư không?
-
Cập nhật lần cuối: 27-09-2017 15:43:43
-
Rất nhiều người bị bệnh trĩ lo lắng vấn đề ung thư do bệnh trĩ gây ra, nhất là người bị bệnh trĩ lâu năm. Bệnh trĩ có gây ung thư hay không? Dưới đây là câu trả lời của các bác sĩ dành cho bạn đọc.
Hỏi:
Thưa các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, em là Hùng Minh, 26 tuổi. Hiện giờ em đang bị trĩ nội độ 3, em cảm thấy vô cùng khó chịu, máu vẫn chảy mặc dù em đang dùng thuốc Đông y nhưng chưa thấy đỡ hơn. Tháng sau có lẽ em sẽ đi khám lại và tiến hành cắt trĩ, nhưng có một vấn đề làm em rất lo lắng, đó là bệnh trĩ của em đã khá lâu rồi, cứ kéo dài thế này có gây nguy hiểm gì không? Bệnh trĩ có gây ung thư không thưa bác sĩ? (Hùng Minh, Ninh Bình).
Trả lời:
Thân chào bạn Hùng Minh!
Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, sau đây các bác sĩ sẽ giải đáp cho thắc mắc trên của bạn.
Bệnh trĩ là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh vùng hậu môn, thường bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì các búi trĩ lớn hơn, sa hẳn ra ngoài ống hậu môn kèm máu màu đỏ tươi chảy nhiều khiến không ít bệnh nhân hoang mang.
Dân gian gọi bệnh trĩ là bệnh lòi dom, thực tế y học đã phân tích rõ ràng cơ chế sinh bệnh trĩ này. Bệnh trĩ hình thành bởi tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị suy yếu, nên dễ bị phìng gập, gãy khúc khi chịu những áp lực lớn từ ổ bụng. Chính sự phình giãn quá mức của các tĩnh mạch mà đã làm xuất hiện những đám rối tĩnh mạch hay còn gọi là búi trĩ.
Trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp thì cũng đều có xuất hiện búi trĩ (có thể là ở trên, dưới đường lược hay viền hậu môn) và có hiện tượng chảy máu. Ngoài 2 đặc điểm trên, nhận biết bệnh trĩ còn có thể qua các biểu hiện: ngứa hậu môn, đại tiện khó khăn, nóng rát, có chút dịch nhầy tiết ra ở hậu môn, người bệnh gặp phiền toái mỗi lần phải ngồi quá lâu.
Do bệnh trĩ âm thầm hình thành nên khi bệnh ở giai đoạn đầu hầu như bệnh nhân luôn chủ quan, không có những biện pháp ngăn ngừa và phòng tránh bệnh kịp thời: không cải thiện chế độ ăn, vẫn tiếp tục thói quen ăn nhiều đồ cay nóng, uống bia rượu, không chữa dứt điểm bệnh táo bón, không chú ý vận động thường xuyên... những yếu tố này tác động và khiến bệnh trĩ càng nặng nề hơn.
Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn bị trĩ nội độ 3, như vậy hiện tại các búi trĩ đã rất lớn, trĩ sa và nó không còn có thể tự đưa vào lòng hậu môn được nữa mà phải có tác động bằng tay. Với trĩ nội độ 3 lúc này thuốc Đông y hay Tây y cũng không thể mang lại hiệu quả, điều trị nội khoa không phải là phương pháp điều trị triệt để được nữa. Cắt trĩ là phương pháp an toàn, tối ưu và hiệu quả nhất cho bạn.
Chỉ một cấp độ nữa, khi búi trĩ không còn đưa được vào trong thì có nghĩa là bạn đang ở cấp độ cuối của bệnh trĩ nội rồi. Máu có chảy nhiều hơn thành giọt hay theo tia nhưng hoàn toàn nó không thể gây ra ung thư hậu môn trực tràng được. Các búi trĩ chỉ là những cục thịt mềm, bản chất là những búi rối tĩnh mạch chứ không phải u biếu phát sinh do sự phân hóa tế bào bất thường.
Bệnh trĩ có gây ung thư không?
Đúng là có nhiều bệnh nhân bị sưng hậu môn, đại tiện ra máu và được kết luận là ung thư trực tràng. Bệnh trĩ mặc dù có một số dấu hiệu tương đồng với ung thư trực tràng nhưng nó không liên quan đến bệnh ung thư trực tràng và dù nặng nề đến mức nào cũng không thể gây ung thư, nhưng các biến chứng viêm nhiễm của nó thì có thể dẫn tới ung thư.
Bệnh trĩ giai đoạn nặng để bệnh kéo dài và không điều trị chỉ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tắc nghẹt búi trĩ, sa búi trĩ, nhiễm khuẩn và bội nhiễm:
- Tắc nghẹt búi trĩ: Búi trĩ sa và phù nề, không đưa được vào ống hậu môn, những vận động mạnh có thể làm trĩ bị tắc nghẹt. Khi trĩ tắc nghẹt thì mặt ngoài trĩ màu xám, niêm mạc trong màu nâu đỏ, sưng tấy và để lâu có hiện tượng hoại tử.
- Sa búi trĩ: Búi trĩ bị sa xuống nặng nề, bị sưng vù, chảy máu, bầm tím khiến người bệnh bị đau đớn, khó chịu. Trĩ sa nghẹt làm búi trĩ bị hoại tử, lở loét, nhiễm khuẩn cần cắt trĩ càng sớm càng tốt.
- Nhiễm Khuẩn: Trĩ lớn thường kèm theo các dịch nhầy hôi hám tiết ra ở hậu môn, kết hợp với đó là hậu môn nóng rát, sưng nề, đau đớn.
- Bội nhiễm: Máu chảy nhiều và vi khuẩn từ phân, nước tiểu làm nhiễm trùng nghiêm trọng vùng hậu môn, nếu không điều trị bội nhiễm kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Mọi thắc mắc về vấn đề Bệnh trĩ có gây ung thư không? xin gọi tới đường dây nóng: 0386.977.199 hoặc để nhận sự tư vấn, đặt lịch hẹn khám miễn phí tại Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh bạn nhé!
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Bệnh trĩ có tái phát không?
Bệnh trĩ tác động nhiều tới mọi mặt đời sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và gây ra vô vàn những phiền toái. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ trong Tây y và Đông yXem chi tiết
-
Cắt trĩ xong có được tắm luôn không?
Đối với những bệnh nhân khi được thực hiện phương pháp cắt trĩ thường phải kiêng hem cẩn thận để tránh những ảnh hưởng tới vết mổ. Tuy nhiên có một thắc mắc mà nhiều bệnh nhân đang gXem chi tiết
-
Nên chọn phương pháp nào chữa bệnh trĩ?
“Nên chọn phương pháp nào chữa bệnh trĩ?” là câu hỏi của một bạn gái trẻ gửi đến cho chúng tôi trong thời gian qua. Trong thời đại ngày nay, với gần một nửa dân số Việt Nam đang mắc trĩ, ph...Xem chi tiết
-
Làm thế nào để búi trĩ co lên được
Có lẽ, mong muốn “làm thế nào để búi trĩ co lên được” là mong muốn lớn nhất của những người đang bị “hạnh hạ” bởi bệnh trĩ. Búi trĩ sa xuống khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu, đau...Xem chi tiết
-
Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả
Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu như thế nào là nỗi lo lắng của rất nhiều mẹ đang mang thai hoặc đã sinh nở. Theo thống kê, cứ 10 phụ nữ mang bầu thì lại có khoảng 5 người mắc bệnh trĩ thai...Xem chi tiết
-
Sau sinh bị trĩ phải làm gì? có nên uống thuốc không?
Lo lắng bị bệnh trĩ sau sinh phải làm gì? Có nên uống thuốc khi bị bệnh trĩ không? Là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều chị em, đặc biệt là những chị em đang mang bầu, chị em chuẩn bị...Xem chi tiết