- Trang chủ /
- Bệnh hậu môn /
- Đại tiện ra máu /
- Làm gì khi bị đại tiện ra máu
Làm gì khi bị đại tiện ra máu
-
Cập nhật lần cuối: 27-09-2017 16:20:14
-
Đại tiện ra máu là hiện tượng thường gặp trong đời sống hiện nay. Những người bị táo bón kinh niên hay gặp phải hiện tượng này.
Về bản chất, đại tiện ra máu không trực tiếp gây ra nguy hiểm cho người mắc phải, nhưng nếu để lâu nó có thể dẫn tới những hệ lụy không mong muốn, như mất máu, thiếu máu, viêm ngứa hậu môn...
Phòng khám Hưng Thịnh có nhận được câu hỏi của bạn Giang (Hà Nội) như sau: Chào các bác sĩ, Khoảng một tháng nay tôi gặp phải hiện tượng đi ngoài ra máu, tôi không biết nguyên nhân của đại tiện ra máu là gì? Xin các bác sĩ tư vấn cho tôi phải làm gì để khắc phục hiện tượng này?
Dưới đây là câu trả lời từ các bác sĩ ở phòng khám Hưng Thịnh:
Đi ngoài ra máu thường là các biểu hiện của bệnh trĩ, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Do đó nguyên nhân gây ra hiện tượng này cũng rất nhiều.
Vậy phải làm gì khi bị đại tiện ra máu ?
Để điều trị đại tiện ra máu, cần phải xác định được nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ như táo bón, bệnh trĩ, hay đơn giản hơn là do ăn phải thức ăn rắn khó tiêu, dẫn tới đại tiện khó... Một nguyên nhân nữa cũng có thể dẫn tới hiện tượng này, đó là việc làm phẫu thuật liên quan đến đường tiêu hóa, quá trình phẫu thuật gây ra các tổn thương, dẫn tới chảy máu, mất máu.
Nếu bạn gặp phải hiện tượng đi ngoài ra máu, bạn cần phải để ý những điều sau:
- Đi ngoài ra máu tươi, hay máu thâm đen ( máu tươi thường là do bệnh trĩ, táo bón, thức ăn khô cứng, khó tiêu...). Nếu thấy máu thâm đen, thì tốt bạn nên gặp bác sĩ ngay (nguyên nhân có thể do chảy máu dạ dày, ruột non...).
- Nếu đi ngoài ra máu kéo dài, kèm theo các biểu hiện khác như ngứa ngáy trong hậu môn, hoặc cảm thấy có dị vật bất thường trong hậu môn. Rất có thể bạn đã bị mắc bệnh trĩ.
Để khắc phục hiện tượng này, người bệnh nên chú trọng, điều chỉnh lại chế độ ăn uống (ăn các loại thức ăn dễ tiêu, giầu chất sơ giúp hệ tiêu hóa làm việc nhẹ nhàng, phân mềm hơn). Hạn chế việc ăn, uống các loại kích thích, cay nóng.
Chú trọng vào việc vệ sinh sau khi đi đại tiện, không tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển, làm viêm nhiễm hậu môn.
Tìm gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy cần thiết. Nếu hiện tượng này kéo dài, dù bạn đã thực hiện các điều trên, tốt bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn, tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Bạn có thể gọi điện tới số điện thoại để được giải đáp các vướng mắc, không hiểu. Các bác sĩ, chuyên gia của phòng khám luôn sẵn sàng, lắng nghe thắc mắc của bạn. Chúc bạn luôn khỏe.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Đại tiện đau rát kèm theo chảy máu hậu môn
Đại tiện đau rát kèm theo chảy máu hậu môn là hiện tượng mà rất nhiều bệnh nhân gặp phải. Tuy nhiên, có rất nhiều người tỏ ra vô cùng thờ ơ và cho rằng đó là hiện tượng bình thường...Xem chi tiết
-
Đại tiện ra máu không đau có nguy hiểm gì?
Đại tiện ra máu không đau có nguy hiểm gì? Mặc dù đây là hiện tượng không gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh, tuy nhiên đó cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe...Xem chi tiết
-
Cảnh giác với đi vệ sinh ra máu tươi
Cảnh giác với đi vệ sinh ra máu tươi là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi tới tất cả bạn đọc, nhất là những người đang phải chịu đựng tình trạng đầy khó chịu này. Vì sao chúng tôi...Xem chi tiết
-
Các nguyên nhân gây đi đại tiện ra máu là gì?
Đi đại tiện ra máu gây ra sự khó chịu cho người mắc phải. Nguyên nhân đại tiện ra máu hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Theo đó một số bệnh có thể được coi là nguyên nhân của đại...Xem chi tiết
-
Đại tiện ra máu tươi có phải là bệnh không?
Đại tiện ra máu tươi là triệu chứng thường thấy của một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, plip trực tràng... Bạn đọc cần lưu ý phân biệt giữa đại...Xem chi tiết
-
Chữa đại tiện ra máu.
Bạn Vũ Ngoan (Hà Nội), gửi câu hỏi về phòng khám với nội dung như sau: Chào các bác sĩ tại phòng khám Hưng Thịnh, hiện tại tôi đang bị táo bón, thi thoảng thấy có máu kèm theo phân khi đại...Xem chi tiết