Đi ngoài ra máu là gì? Đi cầu ra máu có nguy hiểm không?

Lượt xem: 15593

Đi ngoài ra máu thực chất không phải là bệnh, nó là một triệu chứng, dấu hiệu nhận biết cho nhiều bệnh khác.

Đi ngoài ra máu là một trong những hiện tượng bất thường tại hậu môn mà nhiều người gặp phải. Đây cũng là một trong những triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm sinh lý của bệnh nhân, trong đó bao gồm: Bệnh trĩ, bệnh nứt kẽ hậu môn, bệnh polyp hậu môn… Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều ít có những thông tin để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân. Chính vì vậy, sau đây các chuyên gia  phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết nhất về vấn đề này.

Đi ngoài ra máu là gì?

Đi ngoài ra máu hay còn gọi là đi cầu ra máu, là hiện tượng chảy máu bất thường trong quá trình đại tiện, hoặc ngay sau khi đại tiện. Đi cầu ra máu có thể được thể hiện dưới dạng đi ngoài ra máu đỏ tươi, hoặc máu đông, có màu nâu đen lẫn trong phân và có lẫn máu nhầy.

Bên cạnh các triệu chứng đi ngoài ra máu tươi, bạn còn có thể thấy những hiện tượng đi kèm như: Đau rát hậu môn khi đi đại tiện, tiết dịch và ngứa ngáy hậu môn.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đi ngoài ra máu là các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Có 2 dạng chính của đi ngoài ra máu (từ chuyên khoa gọi là đại tiện ra máu), đi cầu ra máumầu đỏ tươi, và đi ngoài ra máumầu thâm đen.

trieu-trung-di-ngoai-ra-mau

Nguyên nhân đi ngoài ra máu

Theo các chuyên gia, đi ngoài ra máu là một trong những hiện tượng khá nguy hiểm, cảnh báo dấu hiệu của các bệnh tại hậu môn, trực tràng, hoặc các bệnh lý khác nhau trong hệ tiêu hóa. Căn cứ vào triệu chứng của hiện tượng đi cầu ra máu, có thể phân biệt được nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Đi ngoài ra máu đỏ tươi

Đi ngoài ra máu tươi là hiện tượng phổ biến mà nhiều bệnh nhân gặp phải. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ phải đối mặt với những vấn đề từ sức khỏe như sau:

Bệnh trĩ

Đây là bệnh thường gặp ở nhiều người. Bệnh trĩ có hai dạng chủ yếu là bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn bị cả hai dạng bệnh trĩ trên, được gọi là bệnh trĩ hỗn hợp. Triệu chứng chủ yếu là những bệnh nhân mắc bệnh trĩ bao gồm: Đi cầu ra máu đỏ tươi, ban đầu số lượng ít, nhưng sau một thời gian, số lượng máu chảy ra sẽ nhiều hơn, thành từng dòng hoặc giọt lớn. Đau đớn, ngứa rát tại hậu môn. Các búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây ngứa ngáy, khó chịu.

Bệnh nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nứt kẽ hậu môn là táo bón kéo dài, khiến bệnh nhân luôn phải rặn mạnh để đẩy khối phân ra ngoài. Từ đó, gây nứt và phù nề ống hậu môn. Triệu chứng điển hình nhất của những người bị nứt kẽ hậu môn là đại tiện ra máu đỏ tươi, máu nhỏ thành giọt, đau mỏi lưng mỗi khi đi đại tiện.

Polyp hậu môn, polyp đại trực tràng

Polyp hậu môn là sự tăng sinh bất thường của niêm mạc đại trực tràng và hậu môn, hình thành các khối u.

Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh polyp hậu môn, polyp đại trực tràng là hiện tượng đi ngoài ra máu đỏ tươi, trong máu có thể lẫn với dịch nhầy. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu trầm trọng.

Đặc biệt, polyp hậu môn, polyp trực tràng có thể chuyển biến thành ung thư, nên bệnh nhân cần hết sức lưu ý và chữa trị sớm.

Ngoài ra, đi cầu ra máu đỏ có thể do các bệnh lý như: Ung thư hậu môn, ung thư đại trực tràng, viêm loét trực tràng hoặc lồng ruột ở trẻ nhỏ.

Đi ngoài ra máu đen

Thông thường, hiện tượng đi ngoài ra máu đen ít có những triệu chứng cụ thể và thường được biểu hiện dưới dạng phân đen, do máu lẫn trong phân và đổi màu.

Bên cạnh nguyên nhân đi cầu ra máu đen do sử dụng các loại thuốc uống, hoặc đồ ăn có chứa nhiều sắt hoặc có tính bổ huyết, thì hiện tượng đi ngoài ra máu đen có thể xuất phát từ những bệnh lý như sau:

Xuất huyết đường tiêu hóa: Tổn thương tại bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiêu hóa đều có thể dẫn tới tình trạng đi ngoài ra máu. Tuy nhiên, những tổn thương tại các cơ quan tiêu hóa trên như: Miệng, dạ dày, ruột non, thực quản, sẽ dẫn tới tình trạng đại tiện ra máu đen được biểu hiện dưới dạng các khối phân đen. Ngược lại, tổn thương tại bộ phận tiêu hóa dưới thường gây ra tình trạng đi ngoài ra máu đỏ tươi.

Ung thư tại đường tiêu hóa: Một số bệnh ung thư tại đường tiêu hóa có thể dẫn tới tình trạng đi cầu ra máu đen như: Ung thư dạ dày, ung thư ruột.

Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia đi ngoài ra máu là hiện tượng rất nguy hiểm, điển hình:

Là dấu hiệu của các bệnh lý về đường tiêu hóa: Như đã chia sẻ ở trên, đi ngoài ra máu là dấu hiệu của các bệnh như: Bệnh trĩ, bệnh nứt kẽ hậu môn, bệnh ung thư đai trực tràng, ung thư dạ dày… Những bệnh lý kể trên đều có khả năng đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của bệnh nhân.

Gây thiếu máu trầm trọng: Việc đi ngoài ra máu sẽ khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt trầm trọng. Trong trường hợp nhẹ, bạn có nguy cơ gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị choáng ngất, tụt huyết áp, chân tay lạnh…

Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt: Đi cầu ra máu thường xuyên sẽ khiến cho bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn không yên. Từ đó sinh hoạt và công việc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chính vì vậy, ngay khi phát hiện triệu chứng đi ngoài ra máu, bệnh nhân nên chủ động tới các phòng khám về hậu môn, trực tràng để được khám và điều trị.

Chữa trị đi ngoài ra máu như thế nào

Muốn chữa trị được hiện tượng đi ngoài ra máu, bệnh nhân cần phải tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám, tìm hiểu chính xác nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, để được điều trị theo những phương pháp phù hợp nhất.

Theo đó, điều trị ra sao? Điều trị bằng phương pháp nào? sẽ được quyết định bởi các bác sĩ chuyên khoa. Chính vì vậy, bệnh nhân cần sáng suốt lựa chọn phòng khám chữa bệnh uy tín để được điều trị một cách toàn diện, an toàn và hiệu quả.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến khích bạn nên áp dụng một số phương pháp sau để đạt được hiệu quả chữa trị cao nhất:

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Hạn chế các loại thực phẩm có chứa chất kích thích, các loại đồ ăn có tính cay, nóng, đồ chiên rán… Tích cực sử dụng nhiều thực phẩm có chứa chất xơ, có tính nhuận tràng, giàu dưỡng chất.

- Suy nghĩ tích cực: Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi hoặc bi quan quá mức. Chia sẻ với những người thân của mình về những khó khăn tồn tại và cùng khắc phục. Cố gắng giữ tâm lý lạc quan, vui vẻ.

- Tích cực thể dục, thể thao, tăng cường sức khỏe cũng là một trong những cách giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và cân đối.

- Tránh rặn mạnh hoặc kéo dài thời gian đi đại tiện.

- Giữ vệ sinh vùng hậu môn trực tràng để đề phòng nguy cơ viêm nhiễm tại hậu môn…

Trên đây là một vài chia sẻ của các chuyên gia về đi ngoài ra máu (đi cầu ra máu). Hi vọng những thông tin trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về chăm sóc sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại: để được tư vấn bởi các chuyên gia.

Đánh giá: 
Đi ngoài ra máu là gì? Đi cầu ra máu có nguy hiểm không?
Điểm trung bình:  7.7 /  10 (  106 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?