- Trang chủ /
- Bệnh hậu môn /
- Trĩ ngoại /
- Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại
Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại
-
Cập nhật lần cuối: 27-09-2017 16:06:07
-
Trĩ là bệnh thường gặp ở nhiều người, do thói quen hay tính chất công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu, ít vận động, thường xuyên phải ngồi xổm,...mà thành. Bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ ngoại nói riêng đều mang lại nhiều phiền toái cho người bệnh. Vậy có những loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại nào hiệu quả để tiêu diệt tận gốc mầm bệnh đem lại sự thoải mái, bớt phiền hà lo âu cho người bệnh.
Bệnh trĩ hình thành do các đám rối tĩnh mạch trĩ ở các mô xung quanh hậu môn bị giãn quá mức. Trĩ có hai loại chủ yếu là trĩ nội, trĩ ngoại, ngước mắc hai bệnh này gọi là trĩ hỗn hợp.
Trĩ ngoại là do các đám rối tĩnh mạch trĩ dưới bị giãn quá mức, các búi trĩ nổi bên ngoài hậu môn và được da che phủ. Do búi trĩ ở bên ngoài nên khi bị sa xuống sẽ bị nhiều tổn thương, xâm nhập từ vi khuẩn bên ngoài gây lở loét, viên nhiễm, đau đớn, sưng tấy, tắc mạch,….
Khác với búi trĩ nội, búi trĩ ngoại có vị trí ở dưới đường lược, nằm phía ngoài hoặc ở nếp gấp bờ hậu môn. Cấu tạo các búi trĩ ngoại được bao bọc bởi lớp da bề mặt bên ngoài, bên trong là các mô liên kết, các tĩnh mạch trĩ nhỏ, mảnh, đan xem như mạng lưới.
Khi có những triệu chứng như đi đại tiện ra máu, xuất hiện các búi phồng màu đỏ sẫm, bề mặt khô, bao bọc bởi lớp da mà có thể dễ dàng sờ thấy, nhìn thấy không thể đưa vào trong hậu môn. Đến giai đoạn nặng, các búi trĩ sa xuống, lở loét do viêm nhiễm, hình thành các cục máu đông nằm trong búi trĩ gây cảm giác căng tức, đau đớn ở hậu môn, trực tràng cần đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời.
Các dạng thuốc chữa bệnh trĩ ngoại
Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại có hai dạng chính là thuốc uống và thuốc bôi như thuốc mỡ, thuốc viên đạn. Tùy từng cấp độ bệnh khác nhau mà bác sĩ chỉ định dùng loại thuốc nào cho phù hợp. Thông thường khi trĩ ngoại ở cấp độ nhẹ sẽ áp dụng dùng các loại thuốc trên để giảm triệu chứng.
- Thuốc uống: thuốc uống dạng viên nang hoặc viên nén có tác dụng giảm đau, giảm sưng, chống viêm, chống phù nề, chống chảy máu đối với trĩ chảy máu, co búi trĩ. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ chỉ định dùng thêm một số loại thuốc như thuốc đường ruột, táo bón, kháng sinh,… để hạn chế tối da nguyên nhân bệnh trĩ ngoại.
- Thuốc bôi, thuốc mỡ, kem bôi có tác dụng trực tiếp bên ngoài. Khi bôi lên búi trĩ sẽ có dấu hiệu giảm triệu chứng tức thì, tại chỗ. Các búi trĩ ngoại sẽ bớt sưng, bớt đau, chảy máu hoặc nhiễm trùng.
Kể cả thuốc uống hay thuốc bôi đều có tác dụng làm tăng sức bền thành mạch, ngăn chặn và giảm mức độ giãn của các đám rối tĩnh mạch trĩ đồng thời giảm cảm giác đau đớn và chống viêm nhiễm cho các búi trĩ bị lở loét. Thuốc còn chứa vitamin và các chất bổ dưỡng làm tổn thương trĩ ngoại mau lành.
Bên cạnh đó, trong dân gian, y học cổ truyền cũng lưu truyền một số bài thuốc chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả như:
- Ngư tinh thảo hay còn gọi là rau dấp cá, rau dấp cá có thành phần chính là quercetin, flavonoid, decanonyl bảo vệ thành mạch và kháng sinh rất mạnh nên có tác dụng chống viêm nhiễm hiệu quả.
- Đương quy giúp nhuận tràng, chống táo bón, đại tiện ra máu phá vỡ nguyên nhân gây bệnh trĩ chưa kịp hình thành.
- Hoa hòe chứa nhiều rutin có tác dụng điều trị xơ vữa động mạch, giãn tĩnh mach, trĩ, chống co thắc, làm tăng bền thành mạch.
- Củ nghệ có chứa curcumin chống viêm nhiễm rất tốt nên được lựa chọn như thuốc kháng sinh chống viêm, chống đau đối với các búi trĩ ngoại bị lở loét.
Lưu ý khí sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ:
Khi dùng các loại thuốc trên tốt người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương thuốc phù hợp nhất. Bên cạnh đó người mắc bệnh trĩ ngoại nên:
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Ăn nhiều chất xơ, hoa quả để chống táo bón. Hạn chế những thực phẩm cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, và ít dùng đồ chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
- Tập thể dục thường xuyên, vừa sức với các môn phổ biến tốt cho bệnh trĩ như đi bộ, bơi lội,...
Trên đây là những tư vấn của bác sĩ chuyên khoa phòng khám Hưng Thịnh về thuốc chữa bệnh trĩ ngoại. Nếu còn có câu hỏi nào liên quan đến bệnh trĩ hãy gọi điện đến số , các bác sĩ sẽ giúp bạn.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Bị bệnh trĩ ngoại có nên ăn rau muống?
Rau muống là loại rau phổ biến, đặc trưng được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Trong mùa hè thì mâm cơm gia đình người Việt thường không thể thiếu đĩa rau muống...Xem chi tiết
-
Bệnh trĩ ngoại uống thuốc có khỏi không?
Bệnh trĩ có các dạng chủ yếu như sau: trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Việc phân loại bệnh trĩ giúp cho người bệnh dễ dàng hơn trong việc điều trị. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu hơn...Xem chi tiết
-
Các thói quen gây bệnh trĩ cần tránh
Những thói quen gây bệnh trĩ cần tránh: Thói quen sinh hoạt hàng ngày thiếu khoa học cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ ở rất nhiều người. Theo các chuyên gia, bệnh trĩ (bệnh trĩ nội và trĩ...Xem chi tiết
-
Bệnh trĩ ngoại độ 1 là gì?
Khá nhiều bạn đọc gửi các câu hỏi về bệnh trĩ, đặc biệt gần đây các câu hỏi về bệnh trĩ ngoại độ 1 được gửi về nhất nhiều. Vậy bệnh trĩ ngoại độ 1 là gì? Bạn Lê Phiết...Xem chi tiết
-
Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại như thế nào?
Bệnh trĩ ngoại là các búi trĩ hình thành ở rìa hậu môn, phía dưới đường lược có hiện tượng sa trĩ ở giai đoạn nặng đồng thời kèm sưng đau, chảy máu nếu có những huyết khối hay viêm...Xem chi tiết
-
Cách trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả
Sớm hay muộn khi đã bị bệnh trĩ ngoại thì người bệnh cũng phải đi điều trị và không thể có trường hợp bệnh khỏi tự nhiên được. Có hai cách trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả nhất là chữa...Xem chi tiết