Bệnh nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không? Cách điều trị nứt hậu môn

Lượt xem: 76173

Có thể nói bệnh nứt hậu môn là một bệnh lý mà rất đông bệnh nhân đến khám và điều trị tại Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Nứt hậu môn gây rất nhiều phiền toái nhất là đau nhói khi đi đại tiện, vệ sinh, các hoạt động bình thường đều bị ảnh hưởng dù ít hay nhiều.

Bệnh nứt hậu môn có nguy hiểm không?Bệnh nứt hậu môn có nguy hiểm không? Bệnh nứt kẽ hậu môn nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.

Bệnh nứt kẽ hậu hôn xảy ra trong những năm đầu đời của 80 % trẻ nhỏ, còn với người lớn, bệnh khá phổ biến, có thể do nứt nhẹ nhưng sau đó ăn uống đồ mát và nghỉ ngơi hợp lý mà bệnh thuyên giảm hẳn, vết nứt lành lại. Mặc dù thế cũng không ít những trường hợp lành lại rồi tái phát khiến vết nứt tổn thương lớn, khó lành bệnh trở thành mạn tính buộc bệnh nhân phải tiến hành tiểu phẫu cắt cơ vòng hậu môn để giảm đau và loại bỏ vết nứt chống viêm nhiễm.

Các bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn đều có nguyên do từ bệnh nóng trong người, táo bón, phân cứng rắn nên khi đại tiện làm cho cơ hậu môn bị giãn quá mức gây đau nhói, chảy máu và rách. Vết rách thường thấy ở đường giữa-sau ống hậu môn do các sợi cơ thắt vùng này yếu không bảo vệ được niêm mạc ống hậu môn.

Tiêu chảy mạn tính, viêm vùng hậu môn - trực tràng do bệnh Crohn hay bệnh viêm ruột; tiền sử bệnh nhân từng phẫu thuật ở vùng hậu môn, phụ nữ sau sinh. Một nguyên nhân ít gặp là do quan hệ qua đường hậu môn, ung thư, lậu, giang mai, HIV.

Các triệu chứng gặp nhiều nhất

- Táo bón, đi đại tiện khó và đau nhói vùng hậu môn, đau như có vết cắt.
- Ngứa hoặc cảm giác cộm ở hậu môn.
- Có máu tươi kèm theo phân, máu lưu lại trên giấy vệ sinh.
- Có mẩu da thừa gần vết nứt hay gặp ở trường hợp mạn tính.

Khi xuất hiện các tổn thương thứ phát sau thì bạn nên đi cắt chúng để giảm bớt những khó chịu.

- Các nhú hậu môn phì đại hay các polyp xơ hình thành do khối viêm phù nề và xơ hóa tạo thành ở đường lược trên đầu vết nứt.
- Khối viêm nề và đau, sau sẽ xơ hóa và hình thành mẩu da thừa trên đầu vết nứt.

Bệnh nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không

Bệnh nứt kẽ hậu môn không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có những biến chứng như sưng đau tái phát không khỏi, làm người bệnh mệt mỏi vì thường xuyên phải đối mặt với nó, cảm giác sợ đi đại tiện. Bệnh để lâu mà không đi chữa trị sẽ dễ bị áp xe hậu môn trực tràng hay rò hậu môn thấp với lỗ rò ngoài.

Bệnh nứt kẽ hậu môn không khó điều trị bạn có thể được bác sĩ cho điều trị bằng phương pháp nội khoa (dùng thuốc), điều trị bằng dụng cụ nong hậu môn hay điều trị bằng phương pháp ngoại khoa là cắt cơ vòng hậu môn và vết nứt.

Phương pháp cắt bỏ cơ vòng hậu môn và vết nứt là một tiểu phẫu thực hiện nhẹ nhàng và đơn giản, người bệnh sau khi cắt nên chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ chống nhiễm khuẩn đồng thời có chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi một thời gian ngắn là có thể khỏi hẳn.

Lưu ý sau khi điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn bệnh nhân vẫn phải chú ý phòng ngừa bệnh.

Nứt kẽ hậu môn là bệnh về hậu môn mà nhiều người dễ mắc phải. Thực ra nó là bệnh về hậu môn trực tràng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh những lại gây ra khá nhiều phiền phức cho hoạt động thường ngày của người bệnh.

Nứt kẽ hậu môn nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như áp-xe hậu môn. Vì thế việc điều trị nứt kẽ hậu môn là cần thiết.

Cách điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Một số cách điều trị nứt kẽ hậu môn:

• Phương pháp thủ công trị nứt kẽ hậu môn:

- Ngâm rửa hậu môn sạch sẽ bằng nước muỗi hoặc nước ấm hàng ngày và sau khi đi vệ sinh
- Dùng quần lót bằng vài cotton, không để hậu môn ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập ẩn náu.
- Ăn uống đúng chuẩn mức, tránh để bị táo bón gây sức ép hậu môn dẫn đến nứt kẽ hậu môn.
- Tẩy giun thường xuyên loại bỏ nguyên nhân gây ngứa hậu môn.
- Bôi kem có chứa thuốc và viên nhét hậu môn để kháng viêm, lành vết thương và bớt ngứa.

• Phương pháp không phẫu thuật:

- Phương pháp điều trị không phẫu thuật là bôi thuốc có chữa nitroglycerine vào phần ngoài hậu môn. Thuốc này thường có tác dụng dãn mạch và tăng lượng máu đến giúp hậu môn lành vết nứt nhanh chóng.
-Một phương pháp điều trị mới nữa là tiêm một liều nhỏ độc tố botulinum type A (Botox) vào cơ vòng hậu môn trong. Botox gây liệt cơ đến 3 tháng, làm giãn co thắt cơ.
-Kem nitroglycerine và Botox cho thấy có nhiều hứa hẹn trong việc điều trị nứt hậu môn. Các nhà nghiên cứu đang xem xét tác dụng của việc điều trị đơn thuần bằng 2 thuốc này và kết hợp chúng với các thuốc khác.

• Phương pháp tiểu phẫu thuật

- Nếu trường hợp mắc nứt kẽ hậu môn mãn tính thì không có phương thuốc nào chữa khỏi mà phải dùng đến phương pháp tiểu phẫu để chữa lành vết thương nhanh chóng.
- Phẫu thuật sẽ cắt bỏ vòng hậu môn để giảm co thắt và giảm đau giúp lành vết thương. Phẫu thuật còn có thể bao gồm cắt bỏ cả vết nứt lẫn những mô sợi xơ chung quanh.Việc cắt cơ vòng hậu môn hiếm khi gây biến chứng đi tiêu không kiểm soát.

Nứt kẽ hậu môn liên quan nhiều đến bệnh trĩ và thói quen ăn uống gây táo bón nhưng không phải chỉ thế mà có nhiều nguyên nhân khác gây nên vết nứt, rách và chảy máu ở hậu môn của bạn. Vậy thì có thuốc trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả không?

Thuốc trị nứt kẽ hậu môn

Tỷ lệ mắc bệnh nứt kẽ hậu môn ở nam và nữ là như nhau, bệnh không phân biệt độ tuổi vì có ở cả trẻ em, người già và cả những người trong độ tuổi thanh niên. Tuy nhiên tuổi trung nhiên và những người cao tuổi thì thường chiếm số đông.

Nứt kẽ hậu môn chính là vết nứt ở niêm mạc hậu môn, người bệnh bị đau xót và chảy máu hậu môn mỗi lần đại tiện. Nứt kẽ hậu môn cũng như trĩ không nguy hiểm cho tính mạng nhưng phiền toái mang đến trong sinh hoạt cuộc sống là điều đáng nói đến.

Là một bệnh lý vùng trực tràng nên bệnh nhân luôn ái ngại khi thăm khám

Các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết, mỗi ngày phòng khám tiếp đón hàng chục bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn nhưng tâm lý nhìn chung vẫn là ngại ngùng nhất là nữ giới. Cũng lý do đó mà việc khám có phần khó khăn và thường thì người bệnh để nứt hậu môn lâu ngày, bệnh nặng mới đến khám.

Chị Phương (26 tuổi, Bắc giang) sau khi bị táo bón thì hậu môn chị cứ sưng lên. Hiện giờ đại tiện đau rát rất khó chịu, máu ở hậu môn cũng chảy ra nhiều. Chị Tuyến tâm sự: “Tôi đã thử thay đổi thói quen ăn uống nhưng mà dù không còn bị táo bón nặng nữa, hậu môn tôi vẫn đau nhức lắm. Tôi không thể mặc quần bó sát một cách thoải mái được. Nhiều lần muốn đi khám nhưng tôi rất ngại, đến bây giờ đau quá không chịu được tôi mới tìm đến bác sĩ”

Còn chị Thảo (23 tuổi, Thái Bình) thì hiện tại đã gặp tình trạng áp xe hậu môn, do nứt kẽ hậu môn quá lâu hình thành những viêm nhiễm nặng nề. Mới đầu hậu môn nóng và hơi rát nhưng chị không đi khám, để đến khi thấy vết nứt bị nhiễm trùng, mưng mủ và loét thì chị mới đi đến điều trị. “Trước giờ tôi không dám đi khám, tôi thấy xấu hổ. Mà bệnh cũng không ai biết nên tôi cũng chưa sắp xếp thời gian đi được. Giờ nhiễm trùng và đau quá, hậu môn lúc nào cũng có dịch mủ hôi hám nên tôi đành phải đi điều trị.”

Bệnh nứt kẽ hậu môn tạo nên vết thương hở tại niêm mạc hậu môn, vì vậy nó rất dễ bị nhiễm trùng từ phân, nước tiểu tạo nên những ổ áp xe. Nguy hiểm hơn cả, nếu như không có những biện pháp chữa trị kịp thời thì rò hậu môn sẽ hình thành khiến cho việc đại tiện gặp rắc rối.

Người bệnh luôn thắc mắc về việc nhận biết nứt kẽ hậu môn như thế nào. Sau đây là các triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn:

- Đau hậu môn một thời gian dài.

- Hậu môn sưng và nóng rát mỗi lần đại tiện.

- Nứt hậu môn hình thành sẽ gây ra cảm giác đau nhói như có vết cắt vào hậu môn nhất là mỗi lần có cục phân cứng.

- Đau nóng rát và kéo dài hàng giờ sau khi đại tiện xong.

- Chảy máu, nhưng lượng máu không nhiều, thường thấy máu dính trên quần lót, trên giấy vệ sinh.

- Táo bón là triệu chứng thường gặp nhất khi bị nứt kẽ hậu môn.

- Phụ nữ sau sinh thường hay người cao tuổi dễ bị bệnh này.

- Hệ tiết niệu trong đó bàng quang bị ảnh hưởng gây nên triệu chứng đái buốt, đái rắt.

Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng thuốc

Nứt kẽ hậu môn có thể chuyển đổi thành cấp tính sang mạn tính nếu không có những điều trị đúng đắn, kịp thời. Thực chất không phải tự nhiên mà người bệnh bị nứt kẽ hậu môn, các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết, nứt kẽ hậu môn là do những tác động sau:

- Do táo bón nặng, người bệnh phải rặn mạnh và phân cứng.

- Do bệnh viêm đại, trực tràng, trĩ nội hay bệnh Crohn.

- Do viêm khi thực hiện tiểu phẫu cắt trĩ, hay những thủ thuật như chích xơ, thắt dây chun, quang đông bằng nhiệt…

- Phụ nữ sinh qua ngả âm đạo.

- Trẻ em trong những năm đầu cuộc đời.

- Người cao tuổi.

Dùng thuốc có thể điều trị nứt kẽ hậu môn, đã có rất nhiều trường hợp khi thực hiện dùng thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn. Các thuốc sau bạn có thể nên dùng:

- Thuốc chống táo bón nhằm làm mềm phân và nhuận tràng.

- Thuốc dạng kem thoa tại chỗ hoặc đặt hậu môn với công dụng chống viêm, bôi trơn giúp đại tiện dễ dàng, giảm đau, giãn mạch, lưu thông máu và làm lành vết nứt.

- Thuốc giảm đau và giãn cơ.

Khuyên cáo của bác sĩ là bạn không bao giờ được tự dùng thuốc, cần dùng thuốc theo chỉ định, sử dụng đúng thuốc, đúng liều thì bệnh mới mau chóng khỏi được. Bạn nên có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tránh xa những thực phẩm nóng và bia rượu. Tập luyện và nghỉ ngơi điều độ cũng giúp bạn đẩy lùi nguy cơ mắc trĩ.

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh Số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội, địa chỉ chuyên khám chữa bệnh uy tín, chất lượng cao, với đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại. 

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về vấn đề bệnh nứt hậu môn có nguy hiểm không?. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: cũng có thể tư vấn trực tiếp tại đây.

Đánh giá: 
Bệnh nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không? Cách điều trị nứt hậu môn
Điểm trung bình:  7.7 /  10 (  116 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Thuốc trị nứt kẽ hậu môn Thuốc trị nứt kẽ hậu môn
    Nứt kẽ hậu môn liên quan nhiều đến bệnh trĩ và thói quen ăn uống gây táo bón nhưng không phải chỉ thế mà có nhiều nguyên nhân khác gây nên vết nứt, rách và chảy máu ở hậu môn của bạn....
    Xem chi tiết
  • Cách điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn Cách điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn
    Nứt kẽ hậu môn là bệnh về hậu môn mà nhiều người dễ mắc phải. Thực ra nó là bệnh về hậu môn trực tràng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh những lại gây ra khá nhiều...
    Xem chi tiết
  • Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn
    Nứt kẽ hậu môn là bệnh liên quan đến vùng hậu môn trực tràng, bệnh khá phổ biến trong đời sống. Biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn là vết rách niêm mạc dọc theo ống hậu môn. Bệnh...
    Xem chi tiết
  • Trẻ bị nứt kẽ hậu môn Trẻ bị nứt kẽ hậu môn
    Chào bác sĩ bé nhà tôi nam nay 3 tuổi. Cháu bị nứt kẽ hậu môn, gia đình đã tự điều trị, nhưng không có tiến triển. Xin các bác sĩ tư vấn cho cách điều trị đúng cách. Cảm ơn các bác sĩ đã...
    Xem chi tiết
  • Chữa Nứt Kẽ Hậu Môn Chữa Nứt Kẽ Hậu Môn
    Để chữa trị thành công và dứt điểm được nứt kẽ hậu môn, ta phải hiểu được nguyên nhân của nó. Nguyên nhân của bệnh nứt kẽ hậu môn phần này phòng khám trĩ đã có bài...
    Xem chi tiết
  • Nứt Kẽ Hậu Môn Do Đâu ? Nứt Kẽ Hậu Môn Do Đâu ?
    Nứt kẽ hậu môn là một vết rách nhỏ ở niêm mạc của ống hậu môn. Thường gặp ở trẻ em từ 6 đến 24 tháng, nứt hậu môn ít gặp ở trẻ lớn. Người lớn có thể bị nứt kẽ hậu môn khi...
    Xem chi tiết