Chữa Nứt Kẽ Hậu Môn

Lượt xem: 15994

Để chữa trị thành công và dứt điểm được nứt kẽ hậu môn, ta phải hiểu được nguyên nhân của nó. Nguyên nhân của bệnh nứt kẽ hậu môn phần này phòng khám trĩ đã có bài viết nói về nó, mời bạn tham khảo tại đây: Nứt kẽ hậu môn do đâu.

Nứt hậu môn gây đau và chảy máu. Hơn 90 % trường hợp nứt kẽ hậu môn tự lành và bệnh nhân có thể dùng kem thoa tại chỗ hoặc thuốc nhét hậu môn để giảm đau. Nứt kẽ hậu môn một khi không lành có thể trở thành mãn tính. Khi nứt kẽ hậu môn không lành, biện pháp phẫu thuật sẽ giúp giảm đau và khó chịu. Số lượng bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa nói chung và chứng kẽ nứt hậu môn nói riêng đang ngày càng tăng nên với tốc độ chóng mặt. Hầu hết những bệnh nhân bị nứt hậu môn chắc không lường hết được mức độ nghiêm trọng của nứt kẽ hậu môn tới sức khỏe.

nut-ke-hau-mon
Nứt Kẽ Hậu Môn

Nứt hậu môn là một bệnh thường gặp. Nứt kẽ hậu môn thường tự lành hoặc lành sau khi được điều trị bằng các biện pháp không phẫu thuật. Triệu chứng và dấu hiệu thường biến mất đi trong vòng 2 tuần, nhưng có thể phải mất đến 8 tuần vết nứt mới lành hẳn. Nếu vết nứt không lành sau 6 đến 8 tuần có thể phải sử dụng đến phẫu thuật.

 Đối với trẻ em, sự can thiệp cần thiết duy nhất là thay tã thường xuyên và giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ. Hãy thảo luận với bác sĩ chuyên khoa Nhi về cách phòng chống táo bón và bảo đảm việc đi tiêu đều đặn để tránh cho bé không phải rặn khi đi tiêu.

Có 2 phương pháp điều trị chính bệnh nứt kẽ hậu môn.

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật

Sau khi đã dùng thêm chất xơ, uống thêm nhiều nước, tập luyện thường xuyên, uống thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận trường mà vẫn không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên dùng những biện pháp không phẫu thuật sau đây:
Kem có chứa thuốc hoặc viên nhét hậu môn. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc corticosteroid dùng cho trực tràng, hoặc kem hay thuốc mỡ chứa hydrocortisone để giảm bớt phản ứng viêm và bớt khó chịu.
Các biện pháp điều trị không phẫu thuật khác. Một số bác sĩ khuyên bôi thuốc mỡ có chứa nitroglycerine tại hậu môn. Thuốc có tác dụng dãn mạch và tăng cường lưu lượng máu đến, giúp mau lành vết nứt.
Phương thức điều trị này còn giúp giảm áp lực ở cơ vòng hậu môn, giảm co thắt và giảm đau tạo điều kiện cho tổn thương mau lành. Liều lượng  nitroglycerine bôi tại chỗ thấp nên tránh được các tác dụng phụ.
Tuy nhiên, thuốc vẫn có thể gây tác dụng không mong muốn như nhức đầu, hạ huyết áp và chóng mặt. Bịnh nhân nam không được dùng nitroglycerine trong vòng 24 giờ sau khi đã uống các thuốc điều trị rối loạn cương dương vì khả năng xảy ra tụt huyết áp nặng.
- Một phương pháp điều trị mới nữa là tiêm một liều nhỏ độc tố botulinum type A (Botox) vào cơ vòng hậu môn trong. Botox gây liệt cơ đến 3 tháng,  làm giãn co thắt cơ. Có thể có tác dụng phụ tạm thời là són phân và xì hơi do giãn cơ vòng hậu môn trong.

Phẫu Thuật

Nếu bạn bị nứt kẽ hậu môn mãn tính và không tự lành, có thể phải cần sử dụng đến phẫu thuật. Phẫu thuật cắt một phần cơ vòng hậu môn để giảm co thắt và giảm đau giúp mau lành vết nứt. Phẫu thuật còn có thể bao gồm cắt bỏ cả vết nứt lẫn những mô sợi xơ chung quanh.

Đối với người lớn, phẫu thuật thường được thực hiện trên cơ sở ngoại trú. Trẻ em sau phẫu thuật có thể cần phải nằm lại qua đêm trong bịnh viện. Việc cắt cơ vòng hậu môn hiếm khi gây biến chứng đi tiêu không kiểm soát.

Người bị nứt hậu môn sẽ thấy toàn thân mệt mỏi, tinh thần suy nhược. Người mắc bệnh nứt kẽ hậu môn rất sợ đi đại tiện, thậm chí có người không chịu ăn để hạn chế phải đi đại tiện nhiều, lâu dần dễ mắc chứng chán ăn, dẫn đến cơ thể bị thiếu chất.

Với phụ nữ, người mắc bệnh này sẽ ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt, làm cho chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, ngoài ra còn bị đau lưng, đau xương chậu. Khi chỗ nứt kẽ hậu môn bị viêm nhiễm, toàn thân người bệnh sẽ phát sốt, xuất hiện hiện tượng sưng tấy và chảy máu ở hậu môn.

Ngay khi những biểu hiện của nứt hậu môn ghé thăm, bạn hãy tới gặp bác sỹ để được điều trị tránh để bệnh phát triển dẫn tới các bệnh khác khó chữa hơn.

Đánh giá: 
Chữa Nứt Kẽ Hậu Môn
Điểm trung bình:  7.1 /  10 (  152 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Thuốc trị nứt kẽ hậu môn Thuốc trị nứt kẽ hậu môn
    Nứt kẽ hậu môn liên quan nhiều đến bệnh trĩ và thói quen ăn uống gây táo bón nhưng không phải chỉ thế mà có nhiều nguyên nhân khác gây nên vết nứt, rách và chảy máu ở hậu môn của bạn....
    Xem chi tiết
  • Bệnh nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không? Bệnh nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?
    Có thể nói bệnh nứt hậu môn là một bệnh lý mà rất đông bệnh nhân đến khám và điều trị tại Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Nứt hậu môn gây rất nhiều phiền toái nhất là đau nhói khi đi...
    Xem chi tiết
  • Cách điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn Cách điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn
    Nứt kẽ hậu môn là bệnh về hậu môn mà nhiều người dễ mắc phải. Thực ra nó là bệnh về hậu môn trực tràng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh những lại gây ra khá nhiều...
    Xem chi tiết
  • Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn
    Nứt kẽ hậu môn là bệnh liên quan đến vùng hậu môn trực tràng, bệnh khá phổ biến trong đời sống. Biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn là vết rách niêm mạc dọc theo ống hậu môn. Bệnh...
    Xem chi tiết
  • Trẻ bị nứt kẽ hậu môn Trẻ bị nứt kẽ hậu môn
    Chào bác sĩ bé nhà tôi nam nay 3 tuổi. Cháu bị nứt kẽ hậu môn, gia đình đã tự điều trị, nhưng không có tiến triển. Xin các bác sĩ tư vấn cho cách điều trị đúng cách. Cảm ơn các bác sĩ đã...
    Xem chi tiết
  • Nứt Kẽ Hậu Môn Do Đâu ? Nứt Kẽ Hậu Môn Do Đâu ?
    Nứt kẽ hậu môn là một vết rách nhỏ ở niêm mạc của ống hậu môn. Thường gặp ở trẻ em từ 6 đến 24 tháng, nứt hậu môn ít gặp ở trẻ lớn. Người lớn có thể bị nứt kẽ hậu môn khi...
    Xem chi tiết