Chảy máu khi đi ngoài

Lượt xem: 17159

Chào bác sĩ, vài ngày gần đây khi đi ngoài cháu thấy chảy máu kèm theo phân. Xin hỏi các bác sĩ, có phải cháu bị bệnh gì không?. Nếu cháu bị bệnh thì cách chữa trị là như thế nào? Cám ơn các bác sĩ. Lê Hà(23 tuổi).

chay mau khi di ngoaiChảy máu khi đi ngoài - Hiện tượng khá phổ biến của nhiều bệnh

Chào bạn Hà, để xác định được chính xác được bạn bị bệnh gì, bạn phải đến các trung tâm y tế, phòng khám, bệnh viện để được các bác sĩ khám cụ thể. Có rất nhiều bệnh gây ra hiện tượng cháy máu khi đi ngoài của bạn. Dưới đây các bác sĩ trị phòng khám Hưng Thịnh xin nêu ra một số bệnh có kèm theo hiện tượng đi ngoài ra máu của bạn, hy vọng sẽ giúp được phần nào cho bạn.

Bệnh trĩ

Triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ là chảy máu khi đi đại tiện. Bệnh này hiện nay khá phổ biến, nhất là ở dân văn phòng, người ít vận động, phải ngồi lâu một chỗ. Cần lưu ý là đại tiện ra máu tươi mới là dấu hiệu liên quan đến bệnh trĩ, bạn cần phải làm các xét nghiệm cần thiết mới xác định chính xác. Từ đó các bác sĩ sẽ xác định hướng điều trị phù hợp với bệnh của bạn.

Viêm loét dạ dày

Người bị viêm loét dạ chày, chảy máu dạ dày khi đi đại tiện cũng thấy máu dính kèm theo phân, chỉ có khác với dấu hiệu của bệnh trĩ là máu có mầu thâm đen. Khi gặp phải dấu hiệu này, bạn nên khẩn trương, đến ngay các bệnh viện để được điều trị kịp thời. Để lâu rất có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn.

Nứt kẽ hậu môn

Người mắc phải hiện tượng nứt kẽ hậu môn cũng có thể gây ra chứng chảy máu khi đi đại tiện. Máu ở trường hợp này thường có máu đỏ xẫm.

Đại tiện khó, Táo bón

Khi bị táo bón hoặc đại tiện khó, quá trình đi đại tiện, người bệnh thường phải rặn, điều này thường gây ra các tổn thương vùng hậu môn, do phân cứng cọ sát vào niêm mạng, thành hậu môn...

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân không phải là bệnh gây ra, như ăn đồ ăn quá cay, nóng, làm tổn thương đến vùng hậu môn, cũng có thể gây ra hiện tượng này

Nói chung để biết được chính xác bạn bị bệnh gì, và cách điều trị cụ thể, bạn nên đến trực tiếp phòng khám. Hoặc bạn có thể gọi điện đến số điện thoại của phòng khám, để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này.

Đánh giá: 
Chảy máu khi đi ngoài
Điểm trung bình:  7.8 /  10 (  97 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?